Cây Trắc bách diệp
80.000₫
Tên thường gọi: Cây Trắc bách diệp, cây Trắc bá, cây Bá tử nhân
Tên khoa học: Platycladus orientalis
Họ thực vật: Cupressaceae (họ Hoàng đàn)
Chiều cao: 30 – 40 cm
Công dụng: Cây trắc bách diệp có dáng và lá đẹp thường được trồng chậu nhỏ để bàn hoặc làm cây công trình, tạo lối đi, trang trí sân vườn, vườn hoa. Ngoài ra, cây trắc bách diệp còn là vị thuốc chữa ho ra máu, sốt, rong kinh…
Mô tả
Trắc bách diệp còn được gọi là Trắc bá, tên khoa học: Biota orientaliss (L) Endi. Trắc bách diệp là một loài cây nhỏ, cao 2 – 3m, lá mọc đối, hình vẩy. Thân phân nhiều nhánh, các nhánh xếp theo những mặt phẳng thẳng đứng. Quả hình trứng, màu xanh, nhỏ, mọc lẫn ở giữa lá. Trắc bách diệp không chỉ được trồng làm cảnh mà còn được dùng làm thuốc cầm máu rất tốt. Bộ phận dùng là lá cây phơi khô, dùng sống hay sao cháy.
Theo y học dân tộc, lá Trắc bách diệp vị đắng, tính hơi lạnh, có tác dụng cầm máu, mát huyết, thanh thấp nhiệt ở phần huyết nên được dùng chủ yếu để chữa các chứng bệnh về huyết như thổ huyết, băng huyết, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, đi lỵ ra máu… Có thể dùng riêng lá cây sao cháy sắc uống, hoặc kết hợp với các vị thuốc cầm máu khác, liều dùng mỗi ngày 10 – 12g.
Gần đây, các công trình nghiên cứu cũng đã xác nhận: “lá Trắc bách diệp có tác dụng làm co thành mạch máu, làm tăng lượng protrombin toàn phần của máu rõ và mạnh, giảm thời gian Quick, làm tăng khả năng đông máu, rút ngắn thời gian chảy máu. Như vậy có thể kết luận lá trắc bá có tác dụng cầm máu”.
Lá Trắc bách diệp cũng được dùng trong các bệnh xuất huyết, như khái huyết nhẹ và vừa của bệnh nhân lao, chảy máu cam, rong huyết cơ năng tử cung, viêm niêm mạc tử cung và viêm phần phụ có xuất huyết… có hiệu quả cao. Dạng thuốc dùng thuận tiện nhất là thuốc sắc: lá Trắc bách diệp sao vàng đen (không dùng cành), sắc lấy nước đặc, pha thêm nước đường vào cho dễ uống. Liều dùng: người lớn uống mỗi ngày 50 – 70ml dung dịch trên, dùng liên tục từ 5 – 7 ngày. Thường lá Trắc bách diệp được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong các đơn thuốc cầm máu:
– Chữa khái huyết do cảm nhiễm phong tà (sốt, ho ra đờm có huyết, miệng khô, mũi ráo…): Lá Trắc bách diệp 20g, lá Ngải cứu tươi 20g, cỏ Nhọ nồi 40g, lá Sen tươi 40g, nước 600ml sắc còn 300ml, người lớn chia uống hai lần trong ngày.
– Chữa đại tiện ra máu (viêm trực tràng chảy máu, trĩ): Lá Trắch bách diệp (sao đen) 30g, hoa Kinh giới (sao đen) 30g, Hoa hoè (sao đen) 30g, Chỉ xác (bỏ ruột) 20g; sấy khô các vị thuốc trên rồi tán nhỏ, rây kỹ, cho vào lọ nút kín; người lớn mỗi lần uống 8g với nước đun sôi để nguội.
– Chữa ho ra máu, thổ huyết: Trắc bách diệp (sao cháy đen), ngải cứu mỗi vị 15g; can khương 6g (sao). Các vị sắc với 200ml nước, còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.
– Chữa chảy máu do nhiễm khuẩn gây sung huyết: Trắc bách diệp, liên kiều, hoa hòe mỗi vị 12g; kim ngân hoa, bồ công anh mỗi vị 20g; cỏ nhọ nồi 16g; chi tử (sao) 10g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc trắc bách diệp, hoàng bá, cỏ nhọ nồi, tỳ giải, mộc thông mỗi vị 16g; hoàng cầm, liên kiều, hoa hòe mỗi vị 12g. Sắc uống trong ngày.
– Chữa chảy máu do cơ địa dị ứng gây rối loạn thành mạch: Trắc bách diệp, sinh địa, hoa hòe mỗi vị 16g; cỏ nhọ nồi 20g; huyền sâm, địa cốt bì mỗi vị 12g. Sắc uống.
– Chữa chảy máu chân răng: Trắc bác diệp, hoàng liên, a giao mỗi vị 12g; thạch cao 20g; sinh địa, thiên môn mỗi vị 16g. Sắc uống.
– Chữa sốt xuất huyết: Trắc bách diệp, rễ cỏ tranh, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g; lá tre, hạ khô thảo mỗi vị 20g. Sắc uống trong ngày.
Hoặc trắc bách diệp (sao đen), bông mã đề mỗi vị 20g; rau má, cỏ nhọ nồi mỗi vị 30g. Sắc uống.
– Chữa trĩ ra máu: Trắc bách diệp, hoa kinh giới, hoa hòe, chỉ xác (lượng bằng nhau). Tất cả phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn, làm thành từng gói chè nhúng, mỗi gói 10g. Ngày uống 2 gói trước bữa ăn 30 phút hoặc khi đang chảy máu.
– Chữa động thai, băng huyết: Trắc bách diệp 20g; ngải cứu, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g, cành tía tô, củ gai mỗi vị 12g. Sắc uống làm một lần trong ngày.
Review Cây Trắc bách diệp
Chưa có đánh giá nào.